Cây cam canh giống

0944656390 - 0974979212

Mô tả

Kỹ thuật trồng cam đường canh

Cam đường canh hay thừng gọi tắt là cam canh, là 1 loại quýt, cho quả ngọt, vỏ quả có màu đỏ đặc trưng, cam đường canh cho quả ngọt, thơm mùi đặc trưng. Cam đường canh là loại cây dùng lấy trái ăn, ngoài ra còn dùng để bán buôn. Dưới đây là cách trồng cam đường canh, cho chất lượng quả ngọt, thơm đặc trưng.

Đặc điểm giống:
Cam Canh chính là một loại quýt, vỏ mỏng và bóc dễ. Cây sinh trưởng khoẻ, tán cây hình dù, lá màu xanh đậm, cao 3-3,5 m, đường kính 3-4 m, ra hoa tháng 2-3, thu hoạch tháng 11-12. Quả hình cầu dẹt, chín màu đỏ, vỏ mọng, ruột màu vàng, ăn ngọt, thơm. Trọng lượng trung bình 80 gr–120 gr/quả. Cam Canh thích nghi rộng, trồng được ở nhiều nơi, năng suất cao, nếu chăm sóc tốt, 1ha có thể thu 40-50 tấn quả.

Đặc điểm cam đường canh
Đặc điểm cam đường canh

Cách trồng Cam đường canh

Hố thường phải đào trước khi trồng cam đường canh 15-30 ngày. Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15-20 cm.  Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây

Chăm sóc Cam đường canh

Tưới nước cho Cam canh:

Sau khi trồng cam đường canh xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới.

Bón phân cho Cam canh

Thời kỳ cây còn nhỏ 1-3 tuổi: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm: Tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 11.

Lượng bón:

– Phân hữu cơ hoai mục:– Đạm Urê:– Super lân:

– Kali:

5-20 kg0,1-0,2 kg/cây0,2-0,5 kg/cây

0,1-0,2 kg/cây

Khi bón cần kết hợp xới xáo, làm cỏ.

– Thời kỳ thu hoạch từ năm thứ 4 trở đi: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm:

+ Bón cơ bản (tháng 8 – tháng 11): Phân hữu cơ + Super lân + Vôi.

+ Bón đón hoa, cành xuân từ 15/1 – 15/3: Đạm Urê + Kali.

+ Bón thúc tăng trọng quả vào tháng 5: Đạm Urê + Kali.

+ Bón thúc cành thu và tăng trọng quả tháng 7 – tháng 8: Đạm Urê + Kali.

Thường xuyên bón thúc để cam đường canh ra xum xuê quả
Thường xuyên bón thúc để cam đường canh ra xum xuê quả

Ngoài ra bón cho cây sau khi thu hoạch làm cây chóng phục hồi, lượng bón thúc như sau:

– Phân hữu cơ hoai mục:– Đạm Urê:– Super lân:

– Kali:

– Vôi bột:

20-30 kg/cây0,5-0,8 kg/cây0,5-1,0 kg/cây

0,1-0,3 kg/cây

0,5-1 kg/cây

Các năm sau lượng phân tăng theo tuổi cây, năng suất quả và tuỳ thuộc loại đất để tăng hoặc giảm lượng phân bón.

Cách bón: Đào rãnh hoặc hốc rộng 20 cm, sâu 15-20 cm xung quanh tán cây, rắc phân lấp đất, tưới đẫm nước.

Bón tỉa cây

Khi cây có quả, sau mỗi lần thu hoạch cần đốn tỉa bỏ cành nhỏ, cành trong tán, cành sâu bệnh… và tiến hành thường xuyên tạo thuận lợi cho việc hình thành quả.

Thu hoạch và bảo quản Cam đường canh

Khi quả già, vỏ quả hơi vàng màu đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa khi đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả).

Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.

Hiện nay tại Trung tâm cây giống Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam cung cấp loại giống cây này.Quý khách mua cây vui lòng gọi vào số điện thoại hỗ trợ.
0944.656.390 – 0974.979.212(zalo, viber)
Hoặc gửi yêu cầu vào Email : viencaygiongnongnghiep1@gmail.com để nhận được giá tốt nhất.
Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam ĐC: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội
Hướng Dẫn Vận Chuyển
– Quý khách ở tỉnh xa, chúng tôi hỗ trợ vận chuyển cây giống ra các bến xe, gửi qua xe khách, xe tải
– Cây giống được đóng gói cẩn thận vận chuyển đi xa mà không sợ bị vỡ bầu ươm.
 Hướng Dẫn Thanh Toán
– Quý khách đến thăm quan, mua cây tại vườn cây giống và thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.
– Quý khách ở tỉnh xa thì thanh toán qua tài khoản ngân hàng:
Cam kết chất lượng
Đảm bảo chuẩn giống đúng chất lượng sản phẩm cung cấp
– Hỗ trợ chi phí vận chuyển
– Hỗ trợ thông tin kỹ thuật trồng, chăm sóc cây và thông tin thị trường đầu ra cho sản phẩm khi thu hoạch.